Your cart is currently empty!
Top 25 Các Loại Cây Quang Hợp Ngược – Nhả Khí Oxy Vào Ban Đêm
Chất lượng không khí của các thành phố lớn đang suy giảm do ô nhiễm môi trường, mồ hôi hoặc ẩm mốc ảnh hưởng tới việc hô hấp của chúng ta. Để có một giấc ngủ ngon hơn dường như hơi khó khăn. Tin vui là có rất nhiều loại cây giúp làm sạch không khí khi bạn đang ngủ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra, cho chúng ta thấy điều này, đặc biệt là những nghiên cứu của NASA. 1989 đã tổng hợp các loại cây quang hợp ngược, để chia sẻ cho các bạn.
Lý do nhiều người có sở thích đặt cây trong phòng ngủ
Phòng ngủ sẽ dễ chịu hơn khi có cây xanh
Việc đặt cây cảnh trong phòng ngủ vốn không được nhiều người Việt Nam ủng hộ lắm với nhiều lý do rằng: Trong phòng ngủ làm gì có ánh nắng? Nhưng tại các nước phát triển, việc đặt cây cảnh trong phòng ngủ phổ biến chỉ vì một lý do đơn giản đó là cải thiện giấc ngủ.
Không có gì tệ hơn việc cứ trằn trọc mỗi đêm và vừa vào giấc ngủ được vài phút thì bị đánh thức bởi tiếng chuông đồng hồ, những đêm khó ngủ này có thể làm ảnh hưởng đến năng lượng, tâm trạng và năng suất làm việc của chúng ta.
Căng thẳng và lo âu là nguyên nhân chính dẫn đến chứng mất ngủ, một cách để có giấc ngủ ngon hơn đó là lắp trang trí những chậu cây cảnh thật đẹp quanh nhà. Việc này không chỉ làm cho không gian của bạn tràn đầy sức sống, mà cây cối còn giúp bạn thư giãn, thanh lọc không khí tuyệt vời, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, do chất lượng không khí của các thành phố lớn đang suy giảm do ô nhiễm môi trường, mồ hôi hoặc ẩm mốc ảnh hưởng tới việc hô hấp của chúng ta. Để có một giấc ngủ ngon hơn dường như hơi khó khăn. Tin vui là có rất nhiều loại cây giúp làm sạch không khí khi bạn đang ngủ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra, cho chúng ta thấy điều này, đặc biệt là những nghiên cứu của NASA. Sau đây, 1989 sẽ tổng hợp các loại cây quang hợp ngược, để chia sẻ cho các bạn.
>>> Tìm hiểu thêm: 9 Lý do bạn nên Thuê Cây Cảnh Văn Phòng tại 1989
1. Cây phú quý với nguồn gốc xuất xứ đặc biệt
Cây phú quý được nhiều gia đình trồng
Cây phú quý là giống cây lai, cụ thể hơn là vào năm 1982, nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu, biến đổi màu xanh của lá sang thành màu đỏ hồng rất đẹp mắt.
Cây còn có tên khoa học là Aglaonema modestum. Cây phú quý còn nằm trong nhóm những loại thực vật có khả năng thanh lọc không khí, ngăn ngừa bụi bẩn, loại bỏ các hoá chất như benzen, fomandehit hoặc các chất độc khác. Cây sản xuất lượng lớn khí Oxy, làm sạch không khí trong nhà.
>>>Xem thêm bài viết: Top 20 loại cây cảnh có khả năng hút bức xạ.
2. Cây lô hội không thể thiếu trong danh sách các loại cây quang hợp ngược
Nha đam với nhiều công dụng tuyệt vời
Cây lô hội còn có tên thường gọi là nha đam. Loại cây này hiện được National Aeronautics and Space Administration – Cơ Quan Hàng Không Và Không Gian Hoa Kỳ ( viết tắt là NASA) sử dụng trên không gian làm việc của mình.
Bởi vì nha đam có khả năng cải thiện không khí vượt trội, nên mới có điều này. Cây có khả năng giải phóng lượng Oxy lớn vào môi trường trong đêm tối, giúp cải thiện môi trường không khí vượt trội, cây cũng rất dễ chăm sóc.
Thêm vào đó, cây nha đam còn mang hàm ý phong thủy, cây còn có thể mang lại may mắn cho gia chủ, giúp công việc của bạn thêm vững chắc, tràn đầy năng lượng.
3. Các loại cây quang hợp ngược không thể thiếu Cây dây nhện
Cây dây nhện nhỏ nhắn với lá dài và dẹp như chân nhện
Tiếp theo là một loại cây nội thất, không cần quá nhiều ánh sáng đó là cây nhện.
Cây có lợi ích nhả khí Oxy vào ban đêm, cộng với sự nhỏ gọn của cây không chiếm quá nhiều diện tích, nên bạn cứ yên tâm để trong phòng ngủ mà không sợ khí Cacbonic thoát ra gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Ngoài ra, cây còn có công dụng thanh lọc không khí, hút các khí độc. Trong vòng 24h, cây nhện có khả năng hút đến 85% lượng chất Formaldehyde, vốn là loại khí độc hại được sinh ra từ khói thuốc, khói xe, chất bảo quản,…
4. Cây lưỡi hổ – loại cây “phong ấn” 107 loại khí độc hại giúp thanh lọc không khí
Cây lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí
Theo nghiên cứu của NASA, cây lưỡi hổ được chọn là một trong những loài cây cảnh tốt nhất trong việc thanh lọc không khí.
Các kết quả báo cáo còn cho biết thêm, ngoài khả năng hấp thụ khí Cacbonic và cung cấp Oxy vào ban đêm, lưỡi hổ còn có công năng hấp thu 107 loại khí độc hại. Trong đó phải kể tới một số chất dễ gây ung thư như Nitrogen oxide và Formaldehyde, thường xuất hiện ở trong phòng có chứa nhiều thiết bị điện tử như TV, tủ lạnh, máy tính.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa về phong thủy trừ tà xua đuổi tà ma, chống lại bùa ngải giúp đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Sở dĩ cây có tên gọi nêu trên là vì hình dáng của lá của cây có nét hơi giống với lưỡi hổ nhờ những sọc vằn xanh vàng pha trộn lạ mắt.
Bạn có thể đặt cây ở bất kỳ góc phòng nào vì hình dáng đơn giản và phù hợp nhiều dạng không gian nội thất. Lưỡi hổ có khả năng sinh trưởng nhanh chóng và không yêu cầu cao về chăm sóc quá chu đáo, nên bạn dễ trồng.
Lưu ý: Tuy cây lưỡi hổ có nhiều lợi ích nhưng vẫn có độc tính, nếu vô tình ăn trúng sẽ gây ngộ độc. Không may nhai hoặc nuốt phải lá cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và cơ thể người nào nhạy cảm sẽ gây dị ứng da.
Vì vậy, bạn nên chú ý hơn nếu nhà có con trẻ để tránh tình trạng trẻ hái lá và nuốt phải.
5. Cây Lan Ý màu sắc tinh khiết với nhiều công dụng và ý nghĩa sâu sắc
Cây lan ý với hoa trắng tinh khôi
Trong danh sách các loại cây quang hợp ngược không thể kế đến cây Lan Ý.
Là loại cây này có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ có tên Tiếng Anh là Peace lily, còn có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, hiện đang được trồng rộng rãi ở nước ta.
Lan Ý có tác dụng hút khí thải Amoniac có trong thuốc lá, khí CO2 trong đêm, khả năng nhả khí Oxy tuyệt vời. Đồng thời, cây còn lọc khí Formaldehyde, Xylene – vốn là những thành phần khí độc cho con người xuất hiện ở xe máy, ngành đồ da, sơn,..
Ngoài ra, đây là loại cây có khả năng giảm bớt căng thẳng cho con người rất hiệu quả, dòng cây này còn có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm lượng khí trong nhà kính.
Nhiều người cho rằng Lan Ý mang ý nghĩa phong thủy về khả năng củng cố các mối quan hệ, giúp bạn có cuộc sống vợ chồng ngọt ngào, tình duyên như ý.
Đặc biệt, sắp đến Ngày Của Mẹ bạn có thể xem thêm: 11 loại cây dành tặng cho người phụ nữ thân thương của mình nhất!
6. Cây trầu bà
Cây trầu bà rất được ưa chuộng từ công ty, đến nhà trường và gia đình
Cây trầu bà khá quen thuộc với chúng ta với đa dạng chủng loại như trầu bà Xanh, trầu bà Vàng, trầu bà Cẩm Thạch,… giống cây này được coi là cây xanh trong nhà lọc không khí tốt nhất, vì theo nghiên cứu của NASA, cây có thể hấp thu tricloetylen, benzene, fomandehit, xylene và toluene. Đặc biệt, trầu bà là cây dây leo, sức sống mạnh mẽ, trồng bằng phương pháp thủy sinh hay trồng trong đất cũng đều sinh trưởng tốt, trong chậu để bàn hay chậu treo đều được.
7. Cây bồ đề – Top các loài cây quang hợp ngược
Cây bồ đề
Vốn được biết đến là loại cây của nhà Phật, mang tới sự bình an, xua đuổi mọi đau khổ, xui xẻo, tà khí,…cây bồ đề luôn được sùng bái, đặc biệt là những tín đồ Phật giáo còn coi đây như một loại cây tâm linh để mang đến sự suôn sẻ cho gia đình.
Không dừng lại ở đó, bồ đề còn có khả năng nhả lượng lớn Oxy giúp nơi sống thêm trong lành. Đồng thời loại cây này còn hấp thu mạnh mẽ các chất dễ gây ung thư như Carbon Dioxide, Benzen, Xelene & Toluene.
Vì thế, chọn một cây bồ đề trong khuôn viên sống là ý hay bạn không nên bỏ qua. Đây là cách tăng vượng khí, sự bình an cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời loại cây phong thủy này còn mang tới sức khỏe tốt cho bạn và cả nhà đấy!
8. Cây hương nhu tía – loại cây được nhiều gia đình săn đón
Cây hương nhu tía
Hương nhu tía mang một mùi hương dễ chịu, giúp bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái hơn. Ngoài ra, đây còn là một loại cây thuốc có thể trị nhức đầu, cảm nắng, tức ngực hay nôn mửa rất hiệu quả.
Với đặc điểm hút khí Cacbonic và nhả O2 vào ban đêm, nhu tía hiện cũng được nhiều nhà sử dụng để cải thiện không gian sống. Bạn có thể đặt chậu cây này trong bếp để át đi mùi dầu mỡ, tăng thêm sự dễ chịu.
Lưu ý: khi lựa chọn những loại cây này, nhớ chọn phần gốc chắc khỏe, có mầm lộc, không bị xù xì, gai góc.
9. Cây hoa đồng tiền cam – cây hoa cảnh không thể thiếu mỗi nhà
Cây hoa đồng tiền cam xinh xắn
Đúng với cái tên, hoa đồng tiền có hàm ý về tài lộc, mang lại sự may mắn, giúp chủ nhà thêm nhiều thịnh vượng, khởi sắc tươi mới.
Đặc biệt, hoa đồng tiền màu cam có công dụng hấp thụ carbon dioxide vào ban đêm, đồng thời nhả một lượng lớn Oxy trong lành, giúp không gian sống của bạn thêm xanh – sạch điều này còn mang lại giấc ngủ sâu, dễ chịu.
10. Các loại cây quang hợp ngược: Hoa nhài
Cây hoa nhài trắng tinh khôi
Cây hoa nhài có mùi hương nhẹ nhàng, xinh xắn lại có tác dụng sản xuất khí Oxy vào ban đêm. Nó đem tới cảm giác thoải mái, giảm lo lắng, thư thái hơn. Nhờ đó mà giúp bạn có giấc ngủ tự nhiên, sâu giấc hơn. Không những thế, hoa nhài còn đem lại nguồn cảm hứng tích cực cho ngày mới năng động.
11. Cây dương xỉ
Dương xỉ
Cây dương xỉ là một trong những cây trồng thông dụng, được NASA khuyến khích nên trồng trong nhà. Dương xỉ cần độ ẩm cao nên bạn thường xuyên phun sương cho cây.
Cây cũng có thể thanh lọc phần lớn chất độc hại như Toluene, Asen, Thủy Ngân, Xylen, Fomandehut và thải ra khí O2 vào buổi tối.
12. Cọ lá tre
Cây cọ
Theo như thông tin từ NASA, cây cọ lá tre có thể lọc tricloetylen, benzene. Thêm vào đó, cây cũng nằm trong danh sách các loại cây quang hợp ngược, có khả năng sản sinh ra khí Oxy vào ban đêm. Cọ lá tre có đặc tính ưa bóng mát, độ ẩm cao nên phù hợp trồng làm cây cảnh nội thất, đặt tại phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng ngủ.
>>> Xem thêm: Top 13 các loại cây nên trồng ở ngoài ban công
13. Cây huyết giác
Cây huyết giác
Cây huyết giác hay còn gọi là cây phất dũ trúc hoặc cây hồng phát tài. Cây trồng này phù hợp môi trường ánh nắng vừa phải. Đồng thời, cây có tác dụng lọc formaldehyde, tricloetylen, xylen trong không gian nhà cửa.
14. Các loại cây quang hợp ngược: Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh quá quen thuộc với chúng ta, cây thường được trồng làm cây xanh văn phòng, trong phòng khách. Cây có công dụng hút khí độc như Formaldehyde từ thiết bị điện tử, làm sạch không khí, và đem lại ý nghĩa về mặt phong thủy cực tốt. Ngoài ra, cây có khả năng sản xuất khi Oxy nổi trội thích hợp đặt trong phòng ngủ.
15. Cây quân tử lan
Lan quân tử
Cây quân tử lan ưa sống ở nơi ánh nắng yếu, chỗ ánh sáng càng yếu thì càng thải ra nhiều Oxy. Theo NASA cho biết, cứ một ngày một đêm thì quân tử lan có thể hấp thu 1 lít không khí và sản sinh ra 80% khí O2.
Cho dù trời đã sập tối, quân tử lan vẫn chăm chỉ giải phóng Oxy và hấp thụ khí Cacbonic.
16. Các loại cây quang hợp ngược: Xương rồng càng cua
Cây xương rồng càng cua
Đây là loại cây được phát hiện tìm thấy chủ yếu ở phía Đông Brazil. Cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi, để làm sạch không khí vì nó cũng cung cấp Oxy cho môi trường vào buổi tối.
Cây có sức sống khỏe, không cần phải tưới nước nhiều nhưng nếu vào thời điểm nắng gắt cây cũng cần tưới nước nhiều hơn. Cây có những đóa hoa màu hồng, đỏ đặc sắc.
17. Cây dành dành
Cây dành dành
Cây dành dành sinh trưởng mạnh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phù hợp. Cây được trồng chủ yếu ở bên ngoài trời nhưng vẫn có thể phát triển tốt khi trồng trong nhà mà không đòi hỏi cao kỹ thuật chăm sóc cây. Bởi vì khả năng thoát hơi nước cao, cây rất giàu O2 và sản sinh vào ban đêm.
18. Cây tróc bạc và nhóm Syngonium
Cây tróc bạc
Cây tróc bạc (cây trầu bà trắng) và những cây thuộc nhóm Syngonium là những cây có hoa thuộc họ Ráy. Có hoa trắng sáng, lá hình mũi tên, người ta hay trồng tróc bạc ngoài vườn hoặc trong nhà làm tiểu cảnh.
Do loài thực vật này không ưa ánh nắng trực tiếp, nên chúng thường thực hiện quang hợp khi mặt trời lặn và nhả ra khí Oxy.
19. Cây sanh
Cây sanh dạng bonsai mini
Cây sanh là một loài thực vật thải ra khí Oxy vào buổi tối mà bạn nên cần trong căn phòng. Cây rất thích nơi bóng râm hay nơi có ánh sáng yếu, chúng thường sinh trưởng mạnh vào ban đêm. Bạn cũng không cần phải chăm sóc nhiều, cây vẫn sống khỏe và có tuổi thọ cao.
20. Cây thổ mộc hương
Thổ mộc hương có hoa khá giống hoa hướng dương
Cây thổ mộc hương được biết đến như một loại thảo dược của Đông Y. Đồng thời, cây cũng thuộc vào nhóm những loại cây quang hợp ngược, có khả năng sản sinh khí Oxy vào buổi tối. Cây thổ mộc hương ra hoa màu vàng tươi sáng như hoa mặt trời, nhiều người không biết sẽ bị nhầm lẫn giữa 2 loài hoa này.
21. Cây họ dứa
Các loại cây họ dứa
Cây họ dứa có đặc tính ưa bóng mát, thích độ ẩm cao. Chúng phát triển nhanh trong môi trôi trường đất thoáng khí và thoát nước nhanh. Chúng có khả năng hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 vào ban đêm.
22. Cây cọ cau
Cây cọ cau
Cây cọ cau hay còn gọi cọ bướm hoặc cọ vàng, là loại thực vật thuộc danh sách các loại cây quang hợp ngược, có khả năng thải khí Oxy vào buổi tối. Thế nhưng, cây đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đặc biệt vì đất ẩm vào mùa hạ và khô vào mùa thu. Cây chiếm nhiều khoảng không gian và lá của chúng có xu hướng mọc vươn lên khỏi bề mặt chậu. Cây thích trồng ở điều kiện ánh sáng bán phần.
23. Cây xoan Ấn Độ
Cây xoan Ấn Độ có thể trồng dạng thân gỗ trong nhà hoặc sân vườn
Cây xoan Ấn Độ có công dụng làm sạch không khí và sản xuất khí Oxy vào ban đêm. Là loại cây phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nên trồng loại cây này ở bất kỳ sân vườn nào hoặc đặt ở vị trí trung tâm ngôi vườn vì cây hoạt động như thuốc trừ sâu hại tự nhiên. Đồng thời, cây còn được dùng làm thuốc chăm sóc răng miệng và tóc.
>>> Xem thêm: Top 15 các loại cây thân gỗ trồng được trong nhà, quán cafe, resort
24. Những loại cây quang hợp ngược: Cây phong lan
Cây hoa phong lan
Cây hoa phong lan là cây cảnh quá phổ biến trong giới chơi hoa kiểng tại Việt Nam. Chúng có tính thẩm mỹ cao, công năng thanh lọc không khí, loại bỏ một số hóa chất độc hại trong đồ nội thất, sơn tường. Đây cũng là cây nhả khí oxy vào buổi tối.
25. Xương rồng
Cây xương rồng để bàn
Cây xương rồng không chỉ làm cây cảnh trang trí ở ban công, tiểu cảnh sân vườn. Cây còn có tác dụng chống viêm, khử trùng và hít khí CO2 vào và thải ra Oxy vào ban đêm. Do đó, xương rồng phù hợp làm cây cảnh để bàn, cạnh cửa sổ.
Kết luận
Trên đây là top 25 các loại cây quang hợp ngược mà 1989 muốn chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra, bạn cần chăm sóc các loại cây nội thất một cách cẩn thận, nhằm đem lại sự phát triển cho cây, tăng khả năng thanh lọc không khi cho không gian.
>>> Bạn có thể xem thêm đất trồng kiểng lá & cây xanh nội thất để làm chất trồng cho các cây indoor.
Nếu bạn biết thêm thông tin nào về loài cây chuyên nhả khí oxy vào ban đêm thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Để lại một bình luận