Bí Quyết Chăm Sóc Cây Cảnh Văn Phòng | 1989

Cây xanh đóng vai trò quan trọng cho không gian làm việc tại văn phòng. Đây là giải pháp hữu ích, giúp cho tinh thần của nhân viên thoải mái nhằm mang lại hiệu suất cao trong công việc. Thế nhưng, chúng ta thường mắc nhiều sai lầm trong việc chọn lựa và chăm sóc cây cảnh văn phòng

Vậy làm cách nào cây có thể thích nghi, phát triển một cách khỏe mạnh khi được trồng trong văn phòng làm việc?

Hãy khám phá ngay “bí quyết” chăm sóc cây cảnh tại văn phòng để có một không gian làm việc trong lành.

 

1. Tiết lộ “bí quyết” chăm sóc cây cảnh văn phòng

a. Lựa chọn vị trí đặt cây

 

Vị trí đặt cho cây cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ

Vị trí để đặt cây tốt nhất là nơi có ánh nắng nhẹ, thoáng mát.

Nếu bạn nhận thấy giống cây cảnh ưa thích nơi tối tăm, góc khuất, ít thoáng thì bạn nên đặt chậu cây theo cách sau:

Thời điểm đầu nên LUÂN CHUYỂN CÂY

Khi bạn chuyển cây cảnh từ nhà vườn thì môi trường đang ở điều kiện thích hợp cho cây.

Nhưng khi mang cây về văn phòng thì điều kiện thay đổi, có cây thì vẫn sống tốt, có cây bị ảnh hưởng xấu đi.

Để giảm khả năng cây bị ảnh hưởng xấu thì bạn nên mang cây ra chỗ thoáng mát. Như vị trí ở hiên nhà, ban công rồi lại mang vào nơi bạn muốn đặt.

Ban đầu có thể thời gian bạn đặt bên ngoài nhiều hơn trong nhà, rồi sau đó giảm dần và khi bạn thấy cây có dấu hiệu phát triển tốt, với thời gian vừa đủ. Lúc đó bạn có thể để cây ở vị trí theo ý muốn và không cần di chuyển thay đổi.

 

b. Chọn hướng ánh nắng thích hợp cho cây cảnh

Nên chọn hướng ánh nắng phù hợp cho các loại cây cảnh văn phòng

Tùy vào từng loại cây trồng sẽ có lượng ánh sáng phù hợp.

Do đó, bạn cần lưu ý về việc điều chỉnh ánh sáng, không được để cây ở chỗ nắng gắt.

Thông thường, cây cảnh văn phòng thường thích nghi với môi trường ít ánh sáng, nhiệt độ thấp.

Nếu bạn đưa cây ra môi trường bên ngoài, nắng gắt có nhiệt độ cao thì cây sẽ dễ bị Shock nhiệt và “cháy lá”, héo cây.

Đồng thời, kỹ thuật chăm sóc cây cảnh văn phòng phải đảm bảo đặt cây ở những vị trí có ánh sáng tự nhiên trong phòng, được chiếu từ 2-3 giờ.

CỤ THỂ HƠN:

Những văn phòng có cửa sổ đón nắng hướng Đông, bạn chỉ cần một lượng ánh sáng ở vài tiếng vào buổi sáng.

Do đó, bạn nên chọn loại cây phù hợp với căn phòng, có nhu cầu ánh sáng vừa phải để tiện trang trí.

Nếu cửa sổ ở hướng Tây thì bạn nên chọn những giống cây trồng chịu được ánh nắng gay gắt.

Còn những văn phòng có cửa sổ đón nắng ở hướng Bắc & hướng Nam, bạn nên chọn những cây cảnh không ưa nắng để đảm bảo cây phát triển bình thường.

 

c. Tưới nước đầy đủ cho cây

Tưới nước theo tiêu chuẩn từng loại cây

Cho dù là cây cảnh ngoại thất hay cây cảnh nội thất đều cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước để sinh trưởng và phát triển.

Bạn cần lưu ý!

+ Đối với cây cảnh trong các khối văn phòng, bạn không cần phải tưới nhiều nước, nhất là những cây đang sống trong phòng máy lạnh.

+ Thời điểm phù hợp để tưới nước là khi bạn thấy phần đất trên bề mặt chậu đã khô.

Chú ý: Không tưới nước từ trên lá xuống mà tưới trực tiếp vào phần gốc nhé! Bởi vì, tưới trên lá sẽ đọng nước không thấm vào gốc, rễ.

+ Khi thời tiết nắng nóng, bạn nên tưới cho cây khoảng 2-3 lần/tuần.

+ Còn vào mùa lạnh, bạn chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần/tuần.

+ Với những chậu cây nhỏ nhắn bạn chỉ nên tưới một ít lượng nước vừa đủ để tránh bị úng và nước tràn ra khỏi chậu.

+ Ngoài ra, những chậu cây để bàn nên có dĩa đệm phía dưới đáy chậu để tránh nước và đất rơi ra bàn.

Nếu bạn thấy cây trong văn phòng dư thừa nước, có thể xử lý bằng những cách như sau:

 + Lấy khăn giấy khô đưa vào chậu đến khi thấy giấy hấp thu nước đến bão hòa thì thay khăn giấy khác.

 + Nếu cây có dấu hiệu mất lá hoặc héo dần, bạn hãy thay chậu cho nó ngay lập tức với đất tươi vào một chậu cây có hệ thống thoát nước tốt.

 

d. Bón phân – chăm sóc cây cảnh văn phòng đúng cách

Bón phân trực tiếp vào đất trồng

Chú ý trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây không nên tác động vào đất trồng. Do lúc này, các chức năng – tổ chức của cây đang ở trạng thái tĩnh, nếu đào đất trồng thì sẽ làm cho hệ rễ sẽ bị tổn thương.

Giai đoạn này, chỉ nên tỉa bỏ các lá khô héo, vàng úa, tưới nước đầy đủ.

Đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần.

Sau khoảng 2 đến 3 tháng bạn sẽ tăng nồng độ. Chờ đến khi cây có sức sống trở lại thì bạn hãy thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất phù sa và đất mục để trồng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm đất trồng kiểng lá, sẽ giúp ích cho cây cảnh nội thất.

 

Phun sương cho lá, sau đó dùng phân bón dạng lỏng xịt vào phần gốc cây

Có 2 phương pháp bón phân:

+ Bón phân trực tiếp vào đất.

+ Phân bón dạng lỏng pha vào nước và tưới cho cây.

Với mục đích giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh nội thất thuận tiện nên các loại phân để bón thường nhanh phân giải.

Thêm vào đó, bạn cần chú ý dạng phân bón vi lượng, bằng việc hòa tan nước hoặc phun tưới cho cây.

Ngoài ra, liều lượng bón cho cây cần phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn phát triển, thành phần loại phân, khả năng hấp thụ dinh dưỡng phân bón cho cây trồng. 

Bạn cũng không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu.

Thông thường, các cây cảnh trong nhà thường được bón phân đạm, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 cùng với loại phân vi lượng.

 

e. Cắt tỉa phần hư của cây

Kiểm tra và tỉa bớt lá héo

Đa phần, các cây xanh trong nhà rất dễ chăm!

Loại bỏ các chi nhánh đã chết và loại bỏ lá màu vàng, lá màu nâu.

Khi cây đang phát triển cần cắt tỉa những phần nhánh, lá héo thường là vào mùa hè và mùa xuân.

 

f. Vệ sinh chậu và cây

Vệ sinh chậu sạch sẽ trông đẹp mắt hơn

Chậu trồng cây cần được vệ sinh thường xuyên.

Nhằm tăng tính thẩm mỹ cho cây cảnh vừa loại bỏ những tiềm ẩn nấm mốc hoặc bọ gậy, muỗi, ổ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thường xuyên lau lá giúp cây quang hợp tốt hơn. Bằng bình xịt kết hợp khăn để lau:

 

g. Xử lý sâu bệnh gây hại cho cây

Lau chùi lá cho cây nhẹ nhàng

Trước khi dùng đến hóa chất mạnh để kiểm soát sâu bệnh trên cây cảnh. Bạn hãy cố gắng loại bỏ chúng cách xóa sạch côn trùng trên cây với miếng vải ẩm hoặc bằng nước xà phòng.

 

2. Một số sai lầm thường mắc trong quá trình chăm sóc cây cảnh văn phòng

Sai lầm tưới quá nhiều nước thường xuyên

Sai lầm nhiều bạn mắc phải nhất đó là thường xuyên tưới nước mỗi ngày.

Nếu bạn sợ tưới “quá đà“ thì bạn có thể kê chậu cách đất, không bịt lỗ dưới đáy chậu để đảm bảo nước có thể chảy ra ngoài nếu lượng nước quá nhiều.

Quên mất việc tưới nước, bạn mãi bận công việc mà quên đi việc chăm sóc sẽ dễ khiến cây có hiện tượng mềm lá, lá rủ xuống là lúc cây đang thiếu nước.

Cách khắc phục: Bạn chỉ cần tưới nước hoặc ngâm cây xanh vào trong bồn nước khoảng 60s thì cây sẽ lại tươi tắn trở lại như “chưa hề buồn”.

Vấn dề này hay gặp phải ở loại cây để bàn vì lượng đất ít, không giữ được nước tốt.

 

Hoặc => Bạn có thể tìm hiểu thêm về những lợi ích khi sử dụng dịch vụ thuê cây xanh văn phòng. Để giúp bạn trong việc chăm sóc cây thường xuyên hơn.

Bị shock nhiệt do thay đổi đột ngột nhiệt độ.

Ví dụ bạn đang để cây ở môi trường máy lạnh có nhiệt độ tầm 23 độ rồi giữa trưa nhiệt độ bên ngoài trên 30 ~ 40 độ, bạn mang cây ra ngoài để phơi nắng như vậy cây rất dễ bị shock nhiệt mà “tiễn vong”.

 

3. Kết luận

Bạn thấy công việc chăm sóc cây cảnh văn phòng như thế nào?

Chăm sóc cây cảnh văn phòng rất dễ dàng nhưng lại tốn nhiều thời gian. Hãy đảm bảo những yêu cầu trên để cây sinh trưởng và phát triển tốt không bị sâu bệnh.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để chăm sóc cây xanh nội thất.

Nếu bạn đang muốn decor mảng xanh cho văn phòng công ty mình nhưng chưa nhiều kinh nghiệm và không có thời gian chăm sóc thì hãy tìm hiểu thêm bài viết về dịch vụ cho thuê cây cảnh văn phòng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *