12/10/2021 | 2220 |
0 Đánh giá

 

Chậu cây thủy sinh để bàn đang là một vật phẩm trang trí đang được giới trẻ yêu thích. Bởi vì yếu tố thẩm mỹ đẹp mắt và chậu cây dễ chăm sóc. Thế nhưng, làm thế nào để trồng cây thủy sinh để bàn đúng cách, an toàn, bố trí chỗ đặt chậu hợp lý?

Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của 1989 JSC nhé!

1. Công dụng của chậu cây thủy sinh để bàn

trồng cây thủy sinh để bàn

Cây trầu bà trồng trong bình thủy sinh

Ngoài công dụng làm vật phẩm trang trí, làm đẹp cho không gian văn phòng làm việc, nhiều chậu cây thủy sinh để bàn như dây nhện, phú quý, trúc phú quý, cau tiểu trâm, hồng môn, trúc phát lộc,... còn mang đến mảng xanh tươi mới, năng lượng tích cực giúp cho tinh thần của dân công sở tinh lạc quan, vui vẻ hơn.

Không những vậy, nhiều loại cây có khả năng thanh lọc khí độc, giúp mang đến bầu không khí trong lành và đem lại những điều tốt lành cho người sở hữu.

Đặc biệt, quá trình trồng cây thủy sinh để bàn và chăm sóc rất đơn giản, dễ làm.

 

2. Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh để bàn chi tiết

*Bạn cần chuẩn bị trước các dụng cụ sau:

+ Cây cảnh phù hợp

+ Chậu thủy tinh

+ Kéo/dao, nhíp inox

+ Vật dụng cố định cây như sỏi trắng hay sỏi màu/ đồ kê bằng nhựa

+ Dung dịch dinh dưỡng thủy sinh để chúng ta pha vào môi trường nước.

*Để cụ thể hơn từng bước chọn cây, chọn chậu thủy tinh,... bạn nên làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn mua cây trồng phù hợp

cách trồng cây thủy sinh để bàn cực dẹp

Hồng Môn, Ngọc Ngân trồng trong bình thủy tinh

- Trước tiên để trồng cây thủy sinh để bàn, bạn cần phải lựa chọn được loại cây cảnh phù hợp bởi vì không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng dưới dạng cây thủy sinh được.

- Tiêu chí khi chọn cây:

+ Đó là cần chọn cây ưa bóng mát.

+ Ngoài ra, bạn có thể chọn cây hợp mệnh, tuổi theo phong thủy

+ Hoặc bạn có thể chọn những cây có công dụng lọc hấp thu khí độc, đem lại không khí trong lành.

- Một số loại cây thủy sinh để bàn phổ biến có thể kể ra như cây thường xuân, các dòng trầu bà (trầu bà thái, trầu bà lá lỗ, trầu bà trắng... ), cỏ đồng tiền (cây rau má), cây trúc phú quý, cây cỏ lan chi, cây dạ lan hương (cây tiên ông),…

Bước 2: Chọn mua bình thủy sinh

cách trồng cây thủy sinh để bàn

Bình thủy tinh dạng ống nghiệm

cách trồng chậu cây thủy sinh để bàn

Cây lưỡi hổ trồng dạng thủy sinh

- Để trồng cây thủy sinh để bàn, bạn cần có chậu trồng phù hợp với cây cảnh đã chọn. Ưu chuộng nhất là chậu bằng thủy tinh, là loại bình trong suốt để có thể nhìn thấy bộ rễ cây bên trong tạo nên sự mới lạ và vẻ đẹp độc đáo. Thêm vào đó, bình thủy tinh rất dễ vệ sinh và ít bị trầy xước.

- Kích thước và hình dạng của bình mà bạn chọn phải phù hợp dáng cây, cố định cây bên trong dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các mẫu bình tại các cửa hàng thủy sinh, cây cảnh.

Bước 3: Lựa chọn dịch thủy sinh dành cho chậu cây

Dung dịch thủy sinh chính là “Bí quyết” giúp cây trồng phát triển tốt.

- Bạn sẽ pha dung dịch này với nước sạch để cho vào bình giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.

- Dung dịch thủy sinh có rất nhiều nhãn hàng khác nhau với các mức giá đa dạng, bạn có thể lựa chọn mua loại phù hợp với túi tiền của mình một cách tiết kiệm. 

Bước 4: Làm sạch đất, rễ hư thối của cây trước khi trồng trong bình

giũ đất trong rễ để trồng thủy sinh

Loại bỏ rễ hư, làm sạch đất bám rễ

Nếu đã chuẩn bị những thứ cơ bản để trồng cây thủy sinh để bàn chúng ta sẽ đến công đoạn xử lý cây trước khi trồng.

- Nếu như bạn chọn cây là loại sống trên nước hoặc trong nước thì việc xử lý khá đơn giản, bạn chỉ cần tỉa bớt đi bộ rễ của cây để loại bỏ những nhánh rễ bị thối, dập, những nhánh nhỏ còi cọc.

- Trường hợp các cây trồng trong đất, bạn cần loại bỏ lớp đất khỏi rễ cây. Sau đó dùng kéo tỉa những phần rễ chùm nhỏ bị dập, rễ bị gãy chỉ giữ lại những nhánh rễ chính khỏe mạnh. Sau đó đặt nơi khô thoáng trong vòng 3-4 tiếng, rồi nhẹ nhàng rửa sạch bỏ vào bình.

**Chú ý:

+ Dao/kéo cắt tỉa cây cần sạch sẽ đã khử khuẩn, tránh lây mầm bệnh vào phần rễ của cây.

+ Bước này các bạn cần phải làm thật cẩn thận, tỉ mỉ cho sạch đất, không làm tổn thương bộ rễ chính nhiều. Để khi cho vào bình không bị đục nước.

Bước 5: Cố định cây trong bình

hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh để bàn

Cố định bằng sỏi hoặc tấm lót nhựa

Tiếp theo bạn cần cố định cây trong bình, để cây không bị ngã nghiêng làm xấu chậu cây.

- Cách cố định cây trong bình tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại bình bạn chọn, vật dụng cố định, cây mà bạn trồng.

- Nếu bạn không biết cách cố định cây sao cho đẹp thì bạn có thể tham khảo một số hình ảnh chậu cây thủy sinh trên mạng để có thêm ý tưởng mới.

Bước 6: Pha nước thủy sinh

Bước tiếp theo, các bạn hãy pha nước và dung dịch thủy sinh theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhãn hàng rồi đổ vào bình. 

+ Lượng nước trong bình thủy sinh không nên quá ít sẽ khiến rễ cây không thể tiếp xúc được nước và không nên  quá đầy sẽ khiến nước dễ bị tràn ra ngoài.

+ Khuyến khích bạn chỉ nên cho nước vào khoảng nửa bình là đủ.

Bước 7: Chăm sóc chậu cây thủy sinh để bàn

chăm sóc cây thủy sinh để bàn

Cần chăm sóc cây thủy sinh để bàn

Tuy bạn đã trồng cây thủy sinh để bàn hoàn chỉnh. Thế nhưng, bạn cần phải lưu tâm đến việc chăm sóc chậu cây thủy sinh, để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Một số điểm cần chú ý:

  • Nên cho chậu cây ra ngoài nắng khoảng 3 ngày một lần tầm 2-3 tiếng đồng hồ.

  • Tỉa lá, cành bị vàng thường xuyên sẽ giúp cây dễ phát triển tốt hơn.

  • Thay nước trong bình cây thủy sinh thường xuyên. Thông thường 4-7 ngày nên thay nước một lần.

  • Khi cây trong bình phát triển có quá nhiều nhánh thì nên tách bớt nhánh ra khỏi chậu thủy sinh sẽ giúp cây dễ phát triển hơn.

 

3. Vị trí đặt cây thủy sinh để bàn phù hợp

- Theo phong thủy:

+ Nếu cây bạn chọn thuộc hành Mộc thì nên đặt ở hướng Đông Nam. Đồng thời do Thủy sinh Mộc, mà hướng Bắc thuộc hành Thủy sẽ là hướng rất tốt để cây sinh trưởng nhanh.

+ Trái lại, bạn nên tránh để cây hướng Tây Bắc hoặc hướng Tây, do hai hướng này đều thuộc hành Kim (mà Kim khắc Mộc), thế nên đặt cây hướng này sẽ không mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.

cách chăm sóc chậu cây thủy sinh để bàn a

Chú ý vị trí đặt chậu cây

- Bạn nên tìm hiểu rõ đặc tính của cây xem cây có ưa nắng nhiều hay ít:

+ Để đặt bình cây vào chỗ thích hợp, nếu vị trí bàn của bạn không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào thì bạn nên đem cây phơi nắng tầm 1 tuần 2 lần.

+ Không nên để chậu trồng cây thủy sinh để bàn dưới máy lạnh trực tiếp quá nhiều sẽ khiến cây khó sinh trưởng nhanh.

 

4. Lời kết

chăm sóc cây thủy sinh để bàn

Thế là, với 7 bước trồng cây thủy sinh để bàn 1989 JSC  vừa nêu trên và cách chọn vị trí đặt chậu cây. Chắc chắn bạn sẽ tự tay mình trồng được một chậu cây thủy sinh không chỉ độc lạ mà còn xinh xắn theo đúng ý của bạn.


(*) Xem thêm

Bình luận