10/12/2021 | 1631 |
0 Đánh giá

Trồng cây thân gỗ trong nhà góp phần đem lại mảng xanh cực chất, vừa đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. Thế nhưng, để cây thân gỗ trồng được trong nhà, vẫn giữ được sức sống tươi khỏe thì bạn cần lưu ý 9 điều sau đây:

+ Xem thêm: Top 15 các loại cây thân gỗ trồng được trong nhà, quán cafe, resort

1. Sắp xếp số lượng để trồng cây thân gỗ trong nhà

trồng cây thân gỗ được trồng trong nhà

Trồng cây thân gỗ được trồng trong nhà

Nếu bạn sở hữu diện tích nhà khiêm tốn, thì có thể trồng 1 cây thân gỗ trong nhà cũng có thể đem lại góc xanh tươi mới cho không gian sống của gia đình mình.

Nhưng nếu bạn có diện tích nhà lớn hơn, hoặc quán cafe, resort. Lúc này, bạn có thể bố trí thêm 3-6 chậu cây vừa để decor không gian, làm đa dạng hơn cây xanh trong nhà. Gợi ý cho bạn nên trồng đan xen với các cây có khả năng thanh lọc không khí tốt.

2. Chú ý chọn vị trí có ánh sáng

Cho dù các loài cây thân gỗ có sức sống khỏe mạnh nhưng cũng cần ánh sáng để quang hợp và phát triển. Vậy nên, bạn cần chọn vị trí đặt cây ở khu vực giếng trời, cạnh cửa sổ. Nếu cảm thấy không đủ sáng thì hãy trang bị thêm bộ đèn sinh học để bổ sung đầy đủ ánh sáng cho cây xanh.

>>> Xem thêm: 7 Lưu ý khi trồng cây ở ngoài ban công căn hộ, công ty

3. Bố trí trồng cây thân gỗ trong nhà  hợp lý

Trong thiết kế kiến trúc của các ngôi nhà, resort, quán cafe có bố trí giếng trời. Thì đây là vị trí thích hợp nhất để đặt cây thân gỗ, cho thêm một số cây cảnh nhỏ để làm tiểu cảnh, sẽ tạo góc xanh nhỏ vô cùng nghệ thuật.

trồng cây thân gỗ trong nhà - nguồn từ anh Nguyễn Thanh Phong

Tiểu cảnh xanh - nguồn từ anh Nguyễn Thanh Phong

Thông dụng nhất là trồng cây xếp tầng: Cây thân gỗ dáng cao làm chủ đạo, các cây cảnh bên dưới thấp dần từng tầng (tốt nhất số lượng cây là số lẻ), bên dưới phủ nền bằng cỏ lan chi hoặc cây thân thảo nhỏ, sẽ tạo chiều sâu cho tiểu cảnh.

Mặc dù, giếng trời thông thoáng, có ánh sáng, nhưng môi trường không gian nội thất vẫn sẽ gây khó khăn đến quá trình sinh trưởng của cây. Nên bạn cần chọn cây thân gỗ sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt, dễ chăm sóc.

4. Kiểm tra độ ẩm và tưới nước đúng lúc

trồng cây thân gỗ trong nhà tại giếng trời

Nguồn ảnh từ anh Nguyễn Hoàng Dũng

Bởi vì chúng ta trồng cây thân gỗ trong nhà, làm cho việc thoát hơi nước của cây sẽ ít hơn khi trồng ngoài trời. Nên không cần phải tưới nước thường xuyên, khi tưới cũng không cần quá đẫm. Bạn cần kiểm tra độ ẩm của đất trồng bằng que ghim hoặc dùng tay để cảm nhận, cảm thấy đất khô ráo rồi thì hẳn tưới với lượng nước vừa đủ.

5. Cắt tỉa lá, cành thừa

Thông thường cây thân gỗ sẽ có nhánh cây lan rộng, tán lá sum suê và nhiều lá. Đặc biệt tại các vị trí nhiều ánh sáng, cây xanh càng um tùm.

Nên cách tốt nhất để giữ tính thẩm mỹ, chăm sóc cây thân gỗ trong nhà hiệu quả là tỉa bớt lá héo, cành thừa, chỉ giữ lại số lượng lá nhất định và những cành chính. Việc làm này giúp ta tạo dáng đẹp thêm cho cây.

6. Chăm sóc - bón phân cho cây thân gỗ trong nhà

trồng cây thân gỗ trong nhà - nguồn Design Seed

Cây xanh trong nhà - nguồn Design Seed

Tùy thuộc vào loại đất trồng và cây trồng, mà bạn bón phân cho cây. Nhưng tổng quan thì tầm 4-5 tháng bạn nên bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón hóa học, vô cơ,...

1989 khuyên bạn nên dùng phân hữu cơ, vừa tự nhiên lại đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bởi vì, phân hóa học nên không biết cách dùng có thể làm đất bị chai hoặc cây bị nóng sau đó chết dần. Chưa kể, phân bón hóa học sẽ nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

7. Khi trồng và chăm sóc cây thân gỗ trong nhà không đúng cách làm cây bị úng, thối nhũn, thối rễ, chết khô

Đây là sai lầm thường gặp của nhiều người khi trồng cây nội thất. Nguyên nhân chính là do “Mức độ tưới nước”.

+ Tưới nước không đủ: Rễ của cây thân gỗ thường ăn sâu bên dưới lòng đất, mà người chăm cây lại sợ tưới nước quá nhiều khiến sàn nhà dơ nên chỉ tưới một ít, hoặc phun sương trên bề mặt. Điều này khiến rễ không thể hút được nước để nuôi cây, nên dẫn đến cây trong nhà rũ lá và héo, chết khô dần.

+ Cường độ tưới quá nhiều lần trong ngày: Nhiều bạn hay có thói quen sáng tưới, trưa tưới, tối cũng ôm bình nước ra tưới cây. Kiểu bị nghiện, có cây mới đẹp đẹp nên CƯNG lắm. Làm cho đất trồng không thoát nước kịp, bịt kín khoảng trống trong kết cấu đất, dẫn đến rễ bị thối, chậu cây úng.

+ Nếu bạn trồng cây trực tiếp dưới nền đất trong nhà thì việc tưới dễ dàng hơn, còn khi dùng chậu cảnh thì phải có đĩa lót chậu. Có cái đĩa giúp ta tránh làm bẩn nền nhà khi tưới nè.

8. Trồng cây thân gỗ trong nhà khó tránh việc cây bị rụng lá, héo và đen lá

trồng cây thân gỗ trong nhà quán Non coffee & tea

Cây xanh xinh xắn của quán Non coffee & tea, Q12, HCM

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về lá. Có thể do bộ rễ hỏng hoặc các điều kiện môi trường tác động đến như nhiệt độ, ánh sáng.

+ Việc thay đổi môi trường đột ngột từ bên ngoài vào trong nhà, cũng sẽ khiến cây bị rụng vài chiếc lá. Nhưng sau đó cây sẽ hồi phục lại nếu bạn cung cấp điều kiện thích hợp (giống 60-65% điều kiện môi trường tự nhiên).

+ Khi không đủ ánh nắng cây sẽ rụng lá, đen lá và sẽ rụng tới khi không còn “mảnh giáp” che chắn.

+ Những vấn đề phát sinh từ bệnh của rễ cũng khiến cây bị héo lá, có thể do bị nhiễm trùng do côn trùng cắn hoặc vết cắt từ dao kéo trước đó (mà bạn không xử lý kỹ)

+ Để giải quyết vấn đề này, chỉ cần bạn phát hiện sớm và điều chỉnh vị trí đặt cây hoặc kiểm tra phần gốc của cây.

>>> Tìm hiểu thêm: 8 Nguyên Nhân Khi Mua Cây Văn Phòng Một Thời Gian Ngắn Cây Dễ Bị Héo Lá, “Ra Đi Nhanh”?

9. Chăm sóc cây thân gỗ trong nhà cần lưu ý nấm, rệp

Tuy trồng cây thân gỗ trong nhà sẽ ít gặp sâu hại, ốc sên hơn so với trồng bên ngoài sân vườn. Nhưng với độ ẩm trong không khí cao, đặt trong môi trường kín thì cây cũng sẽ dễ bị nấm, rệp tấn công.

+ Cây bị nấm: Cây nhiễm nấm sẽ có đốm tròn nhỏ ở lá, rồi lan rộng ra các lá khác. Cách xử lý là cắt tỉa lá bị nhiễm nấm, rồi “cách ly” cây ra chỗ thoáng hơn. Nếu quá nặng mới dùng thuốc đặc trị, trước khi sử dụng nên đem ra ngoài chỗ thoáng, xa nhà bạn.

+ Cây bị rệp: Cây sẽ có màu trắng trắng hay màu nâu nâu bám ở thân và lá.

Cách trị là dùng khăn lau thấm ít xà phòng là chùi lên lỗ bị rệp (bạn có thể dùng cồn để thay thế). Sau đó mới chuyển ra nơi khô thoáng đãng.

Lời kết

Trên đây là 9 lưu ý cho bạn về trồng và chăm sóc cây thân gỗ trong nhà.  Chỉ cần bạn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm các loại cây là có thể chăm sóc tốt được. Hy vọng bạn sẽ khắc phục được các vấn đề của cây, đảm bảo cây luôn xanh tốt.

trồng cây thân gỗ trong nhà công ty

Cây thân gỗ trong văn phòng công ty

Đồng thời, 1989 JSC với sứ mệnh “phủ xanh thành phố”. Có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua, ngoài việc sản xuất các vật tư nông sản trồng cây. 1989 còn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cây xanh, cho thuê cây cảnh văn phòng, thi công tiểu cảnh.

Hãy liên hệ với 1989, nếu bạn mong muốn sở hữu cho riêng mình không gian sống XANH sáng tạo, dễ chịu.

Hotline: 0909048232

Website: thuecayvn.vn | 1989.com.vn

Fanpage: Cây xanh nội thất - cây xanh văn phòng | 1989 jsc-phủ xanh thành phố


(*) Xem thêm

Bình luận